Lịch sử hình thành Giải_bóng_đá_Ngoại_hạng_Anh

Bối cảnh

Sau thành công tại châu Âu những năm 1970 và đầu 1980, đến cuối những năm 80 đánh dấu những bước lùi của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp, những cổ động viên phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, hooligan đầy rẫy, và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải châu Âu trong 5 năm sau thảm họa Heysel năm 1985.[13] Football League First Division, giải đấu cao nhất của nước Anh ra đời năm 1888, xếp sau Serie A của ItaliaLa Liga của Tây Ban Nha về số lượng khán giả cũng như doanh thu, một vài cầu thủ Anh nổi bật chuyển ra nước ngoài thi đấu.[14]

Đầu thập niên 1990, xu hướng dần đảo ngược: tại World Cup 1990, Anh lọt tới vòng bán kết; UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, dỡ bỏ lệnh cấm các câu lạc bộ Anh thi đấu tại các giải đấu châu Âu cũng trong năm đó, kết quả là Manchester United giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup một năm sau đó, cùng với đó Lord Justice Taylor đưa ra bản báo cáo vào tháng 1 năm đó sau thảm họa Hillsborough, đề nghị các sân vận động phải nâng cấp trở thành những sân vận động gồm tất cả các khán đài ngồi.[15]

Vào thập niên 1980, những câu lạc bộ lớn ở Anh bắt đầu chuyển dịch thành những dự án kinh doanh khi áp dụng các cơ chế thị trường vào quản lý câu lạc bộ để tối đa hóa lợi nhuận. Martin Edwards của Manchester United, Irving Scholar của Tottenham HotspurDavid Dein của Arsenal là những người dẫn đầu trong sự chuyển dịch này. Điều này đem lại cho các câu lạc bộ lớn nhiều quyền lực hơn. Bằng cách đe dọa sẽ ly khai, các câu lạc bộ ở Division One đã cố gắng làm tăng quyền chi phối biểu quyết của họ. Họ còn chiếm 50% cổ phần từ thu nhập truyền hình và tài trợ vào năm 1986.[16] Doanh thu về truyền hình cũng dần trở nên quan trọng hơn: Football League nhận được 6,3 triệu bảng trong một thỏa thuận hai năm năm 1986, nhưng khi gia hạn hợp đồng mới năm 1988, giá trị đã tăng lên 44 triệu bảng cho bốn năm, với các đội bóng lớn chiếm 75% số tiền.[17][18] Theo Scholar, người trực tiếp tham gia những cuộc đàm phán về thỏa thuận truyền hình, các đội bóng ở giải Hạng Nhất chỉ nhận được khoảng 25.000 bảng từ tiền bản quyền truyền hình, nhưng con số đó đã tăng lên vào khoảng 50.000 bảng trong đàm phán năm 1986 và 600.000 bảng vào năm 1988.[19] Những cuộc đàm phán năm 1988 là những dấu hiệu đầu tiên của một giải đấu ly khai: 10 câu lạc bộ dọa rời khỏi và thành lập một "siêu giải đấu", nhưng cuối cùng đã được thuyết phục để ở lại, khi các đội bóng lớn chiếm phần lớn nhất của thỏa thuận.[17][20][21] Khi mà các sân vận động được tu bổ, lượng khán giả và doanh thu tăng lên, các câu lạc bộ hàng đầu lại một lần nữa cân nhắc việc rời khỏi Football League để tận dụng dòng tiền chảy vào các môn thể thao.[21]

Thành lập

Năm 1990, giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp mặt đại diện của những đội bóng "big five" ở Anh (Manchester United, Liverpool, Tottenham, EvertonArsenal) trong một bữa tối.[22] Mục đích của cuộc gặp là sự mở đường cho cuộc ly khai khỏi Football League.[23] Dyke tin rằng việc này sẽ đem lại lợi ích cho LWT nếu chỉ có những đội bóng lớn hơn trong nước xuất hiện trên truyền hình quốc gia, đồng thời muốn xác minh liệu các câu lạc bộ có quan tâm đến cổ phần tiền bản quyền truyền hình lớn hơn hay không.[24] Tuy nhiên giải đấu sẽ không có uy tín nếu như không có sự ủng hộ của Liên đoàn bóng đá Anh (FA), vì thế David Dein của Arsenal đã đàm phán với FA để tiếp nhận ý tưởng. FA vốn đang không có mối quan hệ tốt với Football League vào thời điểm đó nên coi đó như là một cách làm suy yếu đi vị thế của Football League.[25]

Kết thúc mùa bóng 1991, một lời đề nghị đã được đưa ra về việc tạo ra giải đấu mới sẽ mang về nhiều tiền hơn. Bản hiệp định các thành viên sáng lập do các câu lạc bộ của giải đấu cấp cao nhất lúc đó ký ngày 17 tháng 7 năm 1991, nhằm lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập FA Premier League.[26]> Giải đấu cấp cao nhất mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, giúp cho FA Premier League tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình. Lý lẽ được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu.[14] Mặc dù Dyke đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập giải bóng đá Ngoại hạng Anh, Dyke và ITV lại thất bại trong cuộc đấu thầu bản quyền phát sóng khi BSkyB là đơn vị giành gói thầu với trị giá 304 triệu bảng trong 5 năm, còn BBC nhận gói phát sóng các chương trình tổng hợp vòng đấu trên Match of the Day.[22][24]

Năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5 năm 1992, FA Premier League thành lập 1 công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate.[14] Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với bốn giải đấu; Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn ba hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức; vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với 3 đội lên hạng và 3 đội xuống hạng.[21]

Mùa giải đầu tiên diễn ra vào 1992–93 và có 22 câu lạc bộ tham dự. Bàn thắng đầu tiên tại Premier League được ghi bởi Brian Deane của Sheffield United trong trận thắng 2–1 trước Manchester United.[27] 22 thành viên ban đầu của Premier League mới là Arsenal, Aston Villa, Blackburn Rovers, Chelsea, Coventry City, Crystal Palace, Everton, Ipswich Town, Leeds United, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Middlesbrough, Norwich City, Nottingham Forest, Oldham Athletic, Queens Park Rangers, Sheffield United, Sheffield Wednesday, Southampton, Tottenham Hotspur, và Wimbledon.[28] Luton Town, Notts CountyWest Ham United là 3 đội bị xuống hạng ở giải hạng nhất cũ mùa 1991–92, nên không được tham dự mùa giải đầu tiên của Premier League.[29]

"Top Four" thống trị (thập niên 2000)

Kết quả thi đấu của 'Top Four' trong thập niên 2000
Mùa giảiARSCHELIVMUN
2000–012631
2001–021623
2002–032451
2003–041243
2004–052153
2005–064132
2006–074231
2007–083241
2008–094321
2009–103172
Tốp bốn108710
Trên 10
     vô địch Ngoại hạng
     vòng bảng Champions League
     vòng play-off / vòng loại thứ ba của Champions League
     vòng loại đầu tiên của Champions League
     UEFA Cup / Europa League

Một dấu hiệu nổi bật của Ngoại hạng Anh vào giữa thập niên 2000 là sự thống trị của nhóm "Top Four" gồm bốn câu lạc bộ: Arsenal, Chelsea, LiverpoolManchester United.[30][31] Trong thập kỷ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị 4 vị trí đầu, nơi có suất tham dự UEFA Champions League. Họ góp mặt cả trong 4 vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua trận nào mùa 2003–04, lần duy nhất diễn ra tại Premier League.[32]

Trong thập niên 2000 có bốn đội bóng ngoài "Big Four" đã giành được một suất trong top 4 Ngoại hạng Anh và giành vé tới đấu trường UEFA Champions League. Đó là Leeds United (1999–2000), Newcastle United (2001–02 và 2002–03), Everton (2004–05) và Tottenham Hotspur (2009–10) – mỗi đội đều đứng ở vị trí thứ 4 và giành suất cuối cùng dự Champions League, riêng Newcastle ở mùa bóng 2002–03, họ kết thúc ở vị trí thứ ba.

Tháng 5 năm 2008, Kevin Keegan phát biểu rằng việc thống trị của "Top Four" đe dọa đến giải đấu: "Giải đấu này có nguy cơ trở thành một trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới."[33] Giám đốc điều hành Premier League, Richard Scudamore phản biện lại rằng: "Có nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League tại các vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng. Điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu."[34]

Trên đấu trường châu Âu, từ năm 2005 đến năm 2012, các đội bóng trong Big Four xuất hiện ở chung kết Champions League đến 7 trong tổng số 8 lần (ngoại trừ năm 2010). Liverpool (2005), Manchester United (2008) và Chelsea (2012) đã giành được chức vô địch, với Arsenal (2006), Liverpool (2007), Chelsea (2008) và Manchester United (2009 và 2011) đều để thua chung kết Champions League.[35] Arsenal là đội bóng duy nhất trong "Big Four" chưa giành được chức vô địch Champions League nào trong lịch sử.[36] Leeds United là đội bóng duy nhất ngoài Big Four tiến tới bán kết Champions League (2000–01).

Ở các cúp châu Âu khác (UEFA CupEuropa League sau này), bốn đội bóng Anh đã tiến đến các trận chung kết của UEFA Cup (hay Europa League sau này), trong đó chỉ Liverpool đoạt cúp vào năm 2001. Arsenal (2000), Middlesbrough (2006) và Fulham (2010) đều thua trận chung kết.[37]

Từ "Big Four" tới "Big Six"

Từ sau năm 2009, đánh dấu sự thay đổi cấu trúc của "Top Four" với việc Tottenham HotspurManchester City cùng lọt vào top 4.[38] Trong mùa giải 2009–10, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005.[39] Tuy nhiên, những chỉ trích về khoảng cách giữa nhóm các "siêu câu lạc bộ" và phần còn lại của Premier League thì vẫn tiếp diễn, do họ chi tiêu nhiều hơn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League.[40] Kể từ khi liên tục có sự hiện diện của Manchester City và Tottenham Hotspur ở các vị trí đầu bảng xếp hạng, không có đội bóng nào bảo vệ thành công chức vô địch Ngoại hạng Anh.[41] Ngoài ra, Premier League là giải vô địch quốc gia duy nhất tại các quốc gia thuộc UEFA mà không có câu lạc bộ nào bảo vệ thành công chức vô địch.[42] Manchester City vô địch mùa 2011–12, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài "Top Four" vô địch kể từ mùa 1994–95. Đó cũng là mùa đầu tiên 2 trong 4 đội Top Four (ChelseaLiverpool) kết thúc ngoài top 4 kể từ 1994–95.[38]

Kết quả và thứ hạng của 'Big Six' trong thập niên 2010
Mùa bóngARSCHELIVMCIMUNTOT
2010–11426315
2011–12368124
2012–13437215
2013–14432176
2014–15316245
2015–162108453
2016–17514362
2017–18654123
2018-19532164
Top 4664955
Top 6986989
Tính đến hết mùa 2018/2019
     Vô địch
     Vòng bảng Champions League
     Vòng play-off champions League
     Europa League

Chỉ với 4 vị trí đầu tiên của giải đấu có được suất dự UEFA Champions League mà hiện nay có sự cạnh tranh lớn hơn 4 suất đó, mặc dù chỉ mới mở ra đến 6 đội bóng. Nếu các đội bằng điểm và hiệu số bàn thắng, một trận đấu phân định suất dự cúp Châu Âu sẽ được chơi ở sân trung lập. Trong năm mùa giải tiếp theo sau mùa bóng 2011–12, Manchester UnitedLiverpool đều đứng ngoài top bốn 3 lần trong khi Chelsea kết thúc ở vị trí 10 trong mùa giải 2015–16. Arsenal khép lại giải đấu ở vị trí thứ 5 vào mùa bóng 2016–17, kết thúc kỷ lục của họ với 20 lần liên tiếp kết thúc trong top bốn.[43]

Mùa bóng 2015–16, top bốn đã bị phá vỡ bởi một đội bóng nằm ngoài nhóm Big Six lần đầu tiên kể từ sau Everton năm 2005. Leicester City viết thành công câu chuyện cổ tích khi giành được chức vô địch Premier League và được tham dự vòng bảng Champions League.[44]

Ngoài sân cỏ, "Big Six" nắm giữ sức mạnh và tầm ảnh hưởng về tài chính, các đội bóng này cho rằng họ nên được hưởng phần doanh thu lớn hơn do tầm vóc của câu lạc bộ của họ trên toàn cầu và thứ bóng đá hấp dẫn mà họ nhắm đến.[45] Những người phản đối điều đó cho rằng cơ cấu doanh thu bình đẳng ở Premier League giúp duy trì tính cạnh tranh của giải đấu, điều đó rất quan trọng cho sự thành công trong tương lai.[46]

Quá trình phát triển

Do yêu cầu của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá quốc tế, rằng các giải đấu trong nước phải giảm số trận đấu, số câu lạc bộ giảm xuống còn 20 năm 1995, với việc 4 đội xuống hạng và chỉ có 2 lên hạng.[47][48] Và cao nhất chỉ có 22 đội vào năm đầu tiên của mùa giải.[48]

Ngày 8 tháng 6 năm 2006, FIFA yêu cầu tất cả các giải đấu lớn của châu Âu, gồm cả Serie A của ItaliaLa Liga của Tây Ban Nha giảm xuống còn 18 đội bắt đầu từ mùa 2007–08. Premier League phản ứng bằng cách đưa ra các ý định của họ để phản đối việc cắt giảm.[49] Cuối cùng, mùa 2007–08 vẫn khởi tranh với 20 đội.[50]

Giải đấu được đổi tên FA Premier League đơn giản hơn thành Premier League năm 2007.[51]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giải_bóng_đá_Ngoại_hạng_Anh http://www.thenational.ae/sport/football/changing-... http://www.tsn.ca/soccer/story/?id=420945 http://www.bloomberg.com/news/2013-11-11/top-socce... http://edition.cnn.com/2012/05/20/sport/football/f... http://www.cnn.com/2010/SPORT/football/06/08/footb... http://premierleague.custhelp.com/app/answers/deta... http://www.deloitte.com/view/en_GB/uk/industries/s... http://www2.deloitte.com/content/dam/Deloitte/uk/D... http://www.ecaeurope.com/Default.aspx?id=1085058 http://www.ecaeurope.com/eca-members/eca-members/